Tháp bà Ponagar luôn được các dân yêu thích du lịch bình chọn là điểm đến lịch sử mà nhất định mọi người nên ghé thăm một lần trong đời. Với nét đẹp văn hóa của người Chăm được lưu giữ đến nay, ngôi đền không chỉ mang đậm chất cổ kính mà còn gắn liền với hình ảnh của nữ thần Thiên Y Ana linh thiêng.
Tháp bà Ponagar có điều gì đặc biệt ?
Tính đến thời điểm hiện tại thì tháp bà Ponagar đang được xem xét là một trong những địa điểm du lịch khá có tiếng tăm ở tại thành phố Nha Trang, tháp bà được xây dựng ở thời kỳ đạo Hindu và vẫn giữ được nguyên vẹn cấu trúc độc đáo của nó cho đến tận ngày hôm nay.
Tháp bà còn có một cái tên được nhiều người biết đến đó chính là Yang Po Inư Nưgar, đây là ngôi đền Chăm Pa được nằm trên một ngọn đồi không quá lớn và cao hơn so với mực nước biển từ 10 mét đến 12 mét và được tọa lạc tại cửa sông cái ở Nha Trang, Khánh Hòa.
Khu di tích lịch sử tháp bà Ponagar có gì trải nghiệm?
Với những ai lần đầu tới Nha Trang sẽ không khó để tìm được ngôi đền Chăm Pa. Tọa lạc cách thành phố trung tâm 2km về phía Bắc, người ta có thể dễ dàng thấy dòng chữ “Tháp bà Ponagar” ngay từ xa nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ, ở ngay cửa sông Cái.
Bạn không cần quá lo lắng về việc di chuyển bởi du khách khi tới đây có thể sử dụng taxi, thuê xe máy hoặc cũng có cả tuyến xe buýt đưa bạn thẳng tới Tháp bà Ponagar. Hiện tại có 3 tuyến xe buýt thông dụng là tuyến số 03, tuyển 04 và tuyến 06 với giá vé chỉ 7 nghìn đồng cho vé thường và 3 nghìn đồng cho vé học sinh, sinh viên.
Với những ai sử dụng xe máy chỉ cần lái xe dọc theo tuyến đường Trần Phú sau đó qua cầu Trần Phú là sẽ tới được đường vào Tháp Bà. Nhìn ngay phía bên trái, nằm song song với cầu Trần Phú, du khách có thể thấy được đền thờ người Chăm.
Thường thì mọi người, đặc biệt là giới trẻ thường có xu hướng đi đến viếng tháp bà bằng xe máy và đi theo hội nhóm với nhau, hay còn gọi là đi phượt. Các bạn trẻ chọn hình thức này để có thể vừa đi và vừa có dịp được ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên trong suốt dọc đường đi, nên du khách có thể thử và trải nghiệm cách này nhé.
Lịch sử lâu đời của Tháp Bà Ponagar
Đền thờ Ponagar vốn được đặt tên theo nữ vương Po Ina Nagar hay còn gọi là Po ANagar. Theo truyền thuyết, bà là vị thần tạo dựng ra Trái Đất, người sản sinh ra gỗ quý, cây cối và lúa gạo. Do đó, bà thường được người dân tôn thờ để cảm tạ đức phúc mà bà mang lại cho đất trời cũng như con người nơi đây.
Qua đó, khi du khách tới thăm nơi đây sẽ phần nào cảm nhận được hơi hướng cổ xưa đến từ hoa văn, lối kiến trúc cũng như sự sâu sắc ẩn mình trong từng tòa tháp của người Chăm. Theo đó, tháp bà Ponagar cũng là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống của người Ê-đê.
Lối kiến trúc tháp bà Ponagar cũng được xây dựng dựa trên nét đặc trưng văn hóa của người Chăm khi xưa với 3 khu vực chính được chia ra lần lượt là khu vực Tháp Cổng, khu vực chính Mandapa (hay còn gọi là khu Tiền Đình) và khu đền tháp.
Tuy nhiên, sau thời gian dài trải qua biến động của lịch sử và sự mai một của thời gian, phần lớn của công trình kiến trúc ngày nay chỉ còn được thấy ở Mandapa và phần phía trên của đền tháp bà Ponagar.
Kiến trúc đặc sắc của ngôi đền cổ – Tháp bà Ponagar
Đầu tiên ngay từ cổng chính nhìn thẳng lên, bạn sẽ bắt gặp ngay hình ảnh của khu Tiền Đình được xây phần lớn bằng gạch nung với bốn hàng cột lớn, trong đó, có 12 cột nhỏ tạo thành bát giác và 10 cột lớn ở giữa.
Theo nhiều ghi chép cho biết, đây được coi là nơi để chuẩn bị lễ vật trước khi hành lễ dâng lên Bà cũng vì vậy những bệ đá phía trên cột đá có hình dáng tựa như chiếc dĩa lớn hướng lên trời.
Tuy nhiên, nhiều người dân nơi đây lại cho rằng lối kiến trúc trước đó không phải không gian mở như hiện tại mà vốn những cột đá là trụ để đỡ phần mái che phía trên. Nhưng do trải qua những năm tháng thăng trầm của lịch sử, sự biến đổi về hình dáng và cấu trúc ngôi đền cũng có sự thay đổi đáng kể.
Ngay bên cạnh khu vực tiền đình, một chiếc cầu thang gồm 36 bậc với những bậc tam cấp khá dốc được xây dựng như một thử thách đối với các tín đồ đến dâng lễ. Bởi người xưa có quan niệm rằng, để thể hiện sự tôn kính với vị thần tạo dựng ra Trái Đất, việc trải qua những thử thách và khó khăn là để thể hiện lòng thành tâm với Người.
Bên cạnh đó, khu đền tháp là nơi tập trung phần lớn các tháp chính của kiến trúc người Chăm với tổng cộng 4 ngôi tháp lớn lần lượt là tháp dinh Ông, tháp dinh Cố, tháp dinh Cô và tháp dinh Cậu.
Lễ hội tại tháp bà Ponagar có gì đặc sắc không?
Khi ghé tháp bà Ponagar bạn sẽ khó lòng mà quên được những trải nghiệm đầy thú vị khi tham gia những lễ hội văn hóa độc đáo nơi đây. Một trong những lễ hội du khách nên ghé thử một lần trong đời là lễ hội tháp bà Ponagar, diễn ra thường niên xuyên suốt trong 3 ngày từ ngày 20 tới 23 Âm lịch.
Hội thi rước nước và bày mâm hoa quả cực kì thú vị
Đặc sắc nhất có thể kể đến hội thi rước nước và bày mâm hoa quả dâng Mẫu được tổ chức để so tài các đội nhằm chọn ra mâm lễ quả đẹp nhất và dâng lên cho Mẫu. Hội thi diễn ra trong ngày và thường bắt đầu từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều ngày 23 tháng 3.
Biểu diễn múa Bóng và hát Văn cực kì độc đáo
Thật thiếu sót nếu không kể đến buổi biểu diễn múa Bóng và hát Văn diễn ra xuyên suốt mùa lễ hội tại tháp bà Ponagar với hơn 100 đoàn tham gia tháp dâng lễ và biểu diễn. Đây được coi là một hoạt động đặc sắc và đậm chất dân tộc khi được duy trì đến ngày nay.
Bên cạnh việc tổ chức để thể hiện sự biết ơn và lòng tôn kính với nữ Thiên Y Thánh Mẫu Ana, du khách không chỉ được tham gia những hoạt động truyền thống mà còn được thưởng thức vẻ đẹp sắc màu qua lễ thả hoa đăng và màn trình diễn múa lân,..
Các nghi lễ mang phong thái trang nghiêm ở tháp bà Ponagar
Nghi lễ thay y với mong muốn trừ tà, cầu mong sức khỏe và may mắn, đặc biệt là nguyện cầu cho những chuyến ra khơi của tàu thuyền luôn thuận buồm xuôi gió. Bằng cách đang lễ gồm trầm hương, nhang, hoa và trái cây, người dâng lễ sẽ tiến hành khấn vái và nghi lễ vào đúng giờ Ngọ ngày 20 tháng 3.
Lễ cầu quốc thái dân an- ý nghĩa buổi lễ đúng với tên gọi khi được tổ chức hàng năm nhằm cầu cho sự yên bình, phồn thịnh của đất nước cùng với sự an yên và hạnh phúc cho mọi người. Đại diện Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ đích thân thực hiện nghi lễ từ 6 giờ đến 8 giờ ngày 21 tháng 3.
Lễ Dâng hương tạ Mẫu cũng là một trong số nhiều nghi lễ chính không thể thiếu trong những buổi lễ hội với mục đích dâng hương và tỏ lòng thành kính tạ Mẫu. Thời gian diễn ra buổi lễ sẽ trong một tiếng bắt đầu từ 23h ngày 23 tháng 3.
Khi đến nơi này du khách không những có cơ hội được đắm mình vào bầu không khí linh thiêng, xưa cũ của tháp bà mà lại còn được chứng kiến kiến trúc nghệ thuật độc đáo của tháp và chắc chắn đây sẽ là một trải nghiệm hết sức thú vị và tuyệt vời mà bất cứ ai dù già hay trẻ đều nên thử ít nhất dù chỉ là một lần trong đời.
Một số kinh nghiệm cần bỏ túi khi du lịch tháp bà
Một trong những điều mà bất cứ ai khi đến tháp bà đều rất quan tâm và chú ý đó chính là làm sao để viếng tháp bà cho chuẩn và chính xác, do đó mà bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho anh chị em du khách những kinh nghiệm quan trọng mà du khách cần lưu ý khi đến viếng thăm tại tháp bà Ponagar.
Điều mà có lẽ ai cũng quan tâm nhất khi bắt đầu một chuyến đi là liệu có bị chi phí phát sinh khi vào tham quan không? Nhưng bạn hãy yên tâm, giá vé vào cổng 25 nghìn đồng đã được niêm yết và áp dụng cho tất cả đối tượng và cam đoan không thu thêm bất kì loại phí nào khác .
Quan trọng nhất, đừng để lỡ thời gian vàng khi tham quan bởi khu du lịch tháp bà chỉ mở cửa trong thời gian từ 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều mỗi ngày. Vì vậy hãy lưu ý về thời gian di chuyển cũng như tình trạng giao thông nơi đây để có một chuyến đi thuận lợi.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số địa điểm vui chơi gần tháp bà Ponagar để có được nhiều trải nghiệm hơn khi du lịch tại Nha Trang. Một số gợi ý cho bạn như công viên giải trí VinWonders được mệnh danh là vùng đất thần tiên với đa dạng hoạt động và trò chơi cho cả gia đình.
Không chỉ vậy, dành cho những ai yêu thích thủy cung và biển cả, hãy ghé thăm Viện Hải Dương học với vô số sinh vật biển độc đáo. Đây cũng là một trong những địa điểm nhiều bạn trẻ thăm quan và check-in mỗi năm.
Cần lưu ý nguyên tắc gì khi tham quan tháp bà Ponagar?
Để đảm bảo tính tôn nghiêm và linh thiêng nơi thờ cúng của tháp bà Ponagar, du khách khi đến đây cần phải có ý thức tự giác trong việc chấp hành một số quy định trong tôn giáo như sau:
Trước nhất do tính chất trang nghiêm của đền thờ là nơi cúng dường và cầu nguyện nên du khách khi ghé thăm cần cân nhắc trang phục hợp lý khi vào thăm đền. Hoặc một cách cứu cánh nho nhỏ cho chị em lỡ mặc trang phục chưa được phù hợp là hãy thủ sẵn cho mình một chiếc váy chống nắng hoặc mượn áo lam ở khu vực tháp chính nhé!
Đặc biệt hơn cả là tránh việc nói tục, chửi bậy hay có những lời bình phẩm không hay hoặc khiếm nhã đến tháp bà Ponagar. Du khách cũng cần có ý thức về việc ăn uống đúng nơi đúng chỗ và vứt rác đúng nơi quy định.
Những chị em và kể cả các cánh mày râu, đừng quên trang bị cho mình nón mũ và thoa kem chống nắng kĩ càng bởi thời tiết ở tháp bà khá khắc nghiệt, thường nơi linh thiên này hầu như sẽ nắng quanh năm nên nếu như không chuẩn bị trước thì du khách sẽ rất dễ bị say nắng và thậm chí bị rám nắng sau khi kết thúc chuyến đi của mình.
Kết luận
Tháp bà Ponagar sẽ là một điểm đến đầy tính hấp dẫn đối với các tín đồ của tôn giáo bên cạnh đó nó cũng sẽ là một nơi mà những người có niềm thích thú với sự khám phá và trải nghiệm nền văn hóa cổ xưa.