Chùa Phật Tích tại Bắc Ninh là một trong những ngôi cổ tự có tuổi đời lâu nhất Việt Nam. Vào những năm đầu thời Lý, ngôi chùa này đã được xây dựng và tồn tại cho đến nay và thời Lý cũng chính là thời điểm mà tín ngưỡng Phật giáo được khơi nguồn, phát triển vô cùng mạnh mẽ. Những thông tin về ngôi chùa cổ kính này đều sẽ được giải đáp qua bài viết ngày hôm nay, các bạn đừng rời mắt khỏi bài viết nhé.
Chùa Phật Tích và một vài điểm giới thiệu sơ lược
Đầu tiên, bài viết sẽ giới thiệu một vài nét khái quát về chùa Phật Tích trước khi đến với những nội dung cụ thể hơn. Chùa Vạn Phúc chính là tên chữ của ngôi cổ tự Phật Tích, ngôi chùa này được tạo lạc tại bên sườn phía Nam của núi Phật Tích, núi Phật Tích còn có một tên gọi khác là núi Lan Kha thuộc Non tiên, thuộc địa phận của xã Phật Tích, địa bàn huyện Tiên Du của tỉnh Bắc Ninh.
Chùa Phật Tích chính là điểm đến tâm linh, điểm đến phật giáo nổi tiếng nhất tại vùng đất Bắc Ninh này. Du khách hay phật tử đến từ nhiều tỉnh thành khác có thể dễ dàng đến chính xác địa điểm của ngôi chùa này bởi khi hỏi nơi tọa lạc hay bất kỳ thông tin gì có liên quan đến chùa Vạn Phúc hay Phật Tích thì người dân nơi đây đều có thể hướng dẫn một cách chi tiết và chuẩn xác.
Tại ngôi chùa có lịch sử nghìn năm này có một tượng Phật bà với chất liệu bằng đá vô cùng lớn thuộc thời nhà Lý. Tượng Phật bà tại chùa Phật Tích chính là tượng đá lớn nhất Việt Nam. Hơn nữa, những nét đặc trưng về lịch sử và kiến trúc tại nơi này cũng vô cùng đặc sắc và thú vị. Tại những phần sau của bài viết, các bạn sẽ được tìm hiểu rõ hơn.
Lịch sử hình thành chùa Phật Tích lâu đời tại Bắc Ninh
Có lẽ sự xuất hiện của chùa Vạn Phúc hay Phật Tích này sẽ khiến nhiều người tò mò về lịch sử hình thành nên ngôi chùa. Vào năm Long Thụy Thái Bình thứ 4 tức năm 1507 ngôi chùa được xây dựng với vô số các tòa ngang, dãy dọc. Chùa Vạn Phúc được hình thành tại thời Lý, tuy nhiên, ngôi chùa này hiện tại không còn nữa, nó đã được xây dựng mới.
Chữ Phật được khắc vào đá đặt trên sườn núi được vua Lý Thánh Tông viết trong dịp du ngoạn tại vùng Phật Tích này ở năm 1071. Và trong những ngày đầu xây dựng ngôi chùa này, Nguyên phi Ủy Lan là người đã có những đóng góp cực kỳ quan trọng.
Ở thời nhà Lê, năm 1686, ngôi chùa này được trùng tu xây dựng với quy mô lớn hơn nữa, giá trị nghệ thuật và kiến trúc cũng được nâng tầm một cách đáng kể. Và bà chúa Trần Ngọc Am là người có công đáng kể trong việc xây dựng chùa Vạn Phúc.
Tuy nhiên, vẻ đẹp và thịnh vượng của chùa chỉ tồn tại khoảng 300 năm cho đến khi kháng chiến chống Pháp bùng nổ. Vào thời kỳ này, chùa bị tàn phá rất nhiều, đỉnh điểm là năm 1947, thực dân Pháp đã đốt cháy hoàn toàn.
Tận đến năm 1954, lúc hòa bình được lập lại thì chùa mới dần được khôi phục. Tại năm 1959, 3 gian chùa nhỏ đã được Bộ Văn hóa tái tạo để đặt tượng Phật quý giá của ngôi chùa này. Nơi đây được công nhận là di tích văn hóa, lịch sử quốc gia vào năm 1962.
Sự tích tạo nên ngôi chùa Phật Tích
Chùa Phật Tích đã được tạo nên bởi sự tích diệu kỳ gì? Đây có lẽ cũng là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Bởi khi bước chân đến địa điểm tham quan có sự hoài cổ và hoành tráng như chùa Vạn Phúc sẽ có vô số người tò mò về sự tích của ngôi chùa được tạo nên như thế nào, ra sao? Sự tích đó sẽ được bật mí sau đây, các bạn cùng nhau theo dõi bài viết nhé.
Theo những bộ tài liệu cổ được tìm hiểu, vua Lý Thánh Tông đã cho xây dựng tháp cao vào năm 1066 và sau khi tòa tháp sụp đổ Bức tượng Phật với chất liệu bằng đá được dát vàng bên ngoài được lộ ra. Sự xuất hiện kỳ diệu của bức tượng Phật này đã được ghi nhận và làm xóm Hỏa Kê, một xóm nhỏ kế bên chùa đổi tên thành thôn Phật Tích như ngày nay.
Vẻ đẹp của chùa được ca ngợi tại Văn bia Vạn Phúc Đại Thiền Tự Bi tự như tiên cảnh, vô cùng thơ mộng. Đến với Phật Tích, mọi người sẽ cảm thán bởi sự hùng vĩ mà thiên nhiên đã ban tặng cho ngôi chùa và vị thế mà chùa tọa lạc cũng là một nơi cực kỳ đắc địa tại vùng đất Bắc Ninh.
Chùa Phật Tích và công trình kiến trúc
Chùa Vạn Phúc có một kiến trúc độc đáo mà tất cả mọi người không thể tìm thấy được tại một địa điểm khác. Với lối kiến trúc này, ngôi chùa đã tạo cho mình những đặc điểm riêng biệt khiến mọi người phải ghi nhớ mãi khi đã đặt chân đến vùng đất này, vùng đất của sự hùng vĩ, thơ mộng và cũng vô cùng linh thiêng.
Giá trị lịch sử của nền móng chùa
Gạch từ thời nhà Lý chính là chất liệu chính để xây dựng nên nền móng của ngôi chùa Vạn Phúc, gạch này hoàn toàn giống như gạch được xây dựng nền móng cho hoàng thành Thăng Long. Và thời gian mà những viên gạch này được dùng để xây móng chính là đời vua nhà Lý thứ ba. Bởi tại mỗi viên gạch đều có khắc thời gian xây dựng nền móng.
Cảnh trí vô cùng thơ mộng bên ngoài chùa Phật Tích
Bên ngoài chùa Vạn Phúc được bày trí với cảnh vật thiên nhiên là chủ yếu. Điều này cũng chính là thứ tồn động sâu sắc trong tâm hồn của mỗi người khi đặt chân đến đây. Màu xanh mát của cỏ cây bao trùm cảnh trí bên ngoài của chùa tạo nên một không gian mát mẻ, thoáng đãng. Và mỗi dịp mùa xuân đến rừng hoa mẫu đơn tại chùa tuyệt đẹp sẽ đua nhau khoe sắc khiến cảnh quan càng trở nên thơ mộng và cuốn hút hơn bao giờ hết.
Kiến trúc chính tại chùa Phật Tích
Tại chùa Phật Tích sẽ bao gồm 7 gian tiền đường, trong đó có 5 gian chính để mọi người có thể ghé thăm. Đức thánh A Di Đà được đặt tại gian thờ Phật, nhà thờ Thánh Mẫu và nhà thờ Tổ cũng được thiết kế một cách độc đáo. Thêm vào đó, ngôi chùa này cũng vô cùng linh thiêng.
Kiến trúc 3 bậc nền được xây dựng với lối kiến trúc đặc trưng lâu đời, cụ thể là hàng ngàn năm. Mỗi một bậc nền khác nhau đều có diện tích vô cùng khổng lồ và đều được tạc vào sườn núi. Ở bậc nền đầu tiên, câu chuyện chuyện tình cảm của Giáng Tiên và Từ Thức được lan truyền.
Bậc nền thứ hai thì các bạn sẽ rất khó để thấy được bởi bậc nền này đã bị che phủ bởi vết tích của năm tháng. Các vật điêu khắc có giá trị của thời nhà Lý đều được lưu trữ tại nơi này.
Các khu miếu thờ tại chùa Vạn Phúc cũng được chú ý, đặc biệt là miếu thờ bà Ngọc Am, miếu Đức Chúa là tên gọi của miếu này. Ngoài ra, nhà thờ tổ, nơi thờ Lý Thiên Tộ cũng là một địa điểm mà nhiều người hay ghé thăm. Pho tượng của ông chính là một món bảo vật gắn liền với tên tuổi của ngôi chùa này.
Kiến trúc độc đáo tại bảo tháp của chùa Phật Tích
Khu bảo tháp của chùa Vạn Phúc sẽ có khoảng 32 tháp và đây cũng chính là địa điểm an nghỉ của các nhà sư trụ trì của ngôi chùa. Phần tro cốt của các nhà sư được đặt trong các ngọn tháp. Ngọn tháp cao nhất tại đây chính là tháp Phổ Quang.
Chạm khắc đá tại tỉ mỉ tại chùa Phật Tích
Nghệ thuật chạm khắc đá tại ngôi chùa này cực kỳ tinh xảo. Những tác phẩm tại đây đều thể hiện sự khéo léo, tinh tế và vô cùng kỳ công của các nghệ nhân. Các bức tượng thú bằng đá được đặt trên những hoa sen được tạc theo nguyên khối, không tách rời. Sự tinh xảo tại những bức tượng này được thể hiện cực kỳ rõ rệt khiến nhiều người yêu thích.
Bức tượng Phật được tạc bằng đá xanh là bức tượng quý nhất, bức tượng này có chiều cao tầm 3 mét. Các chi tiết trên tượng được điêu khắc vô cùng đẹp mắt và tỉ mỉ. Toàn bộ những bức tượng đá tại chùa Vạn Phúc đều có giá trị lịch sử và giá trị văn hóa vô cùng lớn.
Văn hóa lễ hội tại chùa Phật Tích có gì hấp dẫn?
Hằng năm, tại ngôi chùa này sẽ diễn ra nhiều dịp lễ hội khác nhau và đó cũng chính là một nét văn hóa đặc sắc tại đây. Và hai lễ hội lớn nhất chính là lễ hội chính của chùa Vạn Phúc và lễ hội hoa mẫu đơn. Các hoạt động tại hai lễ hội này đều vô cùng phong phú và đa dạng, các bạn nên đến chùa tại thời điểm diễn ra lễ hội để có thể tận hưởng được không khí này nhé.
Và theo truyền thuyết Giáng Tiên, từ Thức, lễ hội hoa mẫu đơn được ra đời. Còn lễ hội chính của chùa sẽ được tổ chức vào dịp đầu năm mới. Thời gian diễn ra lễ hội này là từ mồng 3 âm lịch cho đến mồng 5 âm lịch.
Khi đi chùa Phật Tích cần lưu ý những điều gì?
Khi đến với chùa Vạn Phúc, ngôi chùa nổi tiếng tại vùng đất bắc ninh này thì mọi người cũng phải có được một vài kinh nghiệm để tránh những bỡ ngỡ khi đến đây. Các kinh nghiệm mà bài viết đem đến cho mọi người chính là:
- Khi đến chùa, mọi người cần phải ăn mặc lịch sự, kín đáo, và chọn giày dép dễ tháo bởi khi vào các gian thờ, các bạn cần phải để giày dép bên ngoài.
- Không ồn ào trong chùa ảnh hưởng đến không khí của những linh thiêng.
- Các bạn nên bảo đảm tốt tư trang cá nhân bởi chùa Vạn Phúc luôn luôn có đông người, dễ dàng bị mất đồ.
- Không được chạm vào các hiện vật trong chùa, để tránh đổ vỡ.
- Điện thờ Phật chính là địa điểm mà người chơi nên khấn trước, tiếp đến sẽ là điện Tam Bảo, điện thờ Tổ, thờ Thánh Mẫu và các địa điểm thờ khác tại chùa.
Lời kết
Chùa Phật Tích là một điểm đến vô cùng nổi tiếng tại Bắc Ninh với sự hùng vĩ cũng thơ mộng. Các giá trị tôn giáo, lịch sử và văn hóa tại nơi này nên được gìn giữ và phát triển. Mọi người hãy đến với cái nôi của Phật giáo tại ngôi chùa này để cảm nhận được sự thanh tịnh, yên bình của ngôi chùa.