Chùa Thiên Mụ – một địa điểm thú vị đáng tham quan dành cho du khách khi đến xứ Huế bởi nét cổ kính lâu đời và bề dày lịch sử theo năm tháng. Khi đến nơi đây, du khách sẽ được khám phá vô vàn những điều hấp dẫn từ ngôi chùa cổ này và không khỏi kinh ngạc trước lối kiến trúc có một không hai.
Thông tin khái quát về chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ còn có tên gọi khác là chùa Linh Mụ tọa lạc ở trên đồi Hà Khê, làng An Ninh Thương, phường Kim Long và cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía Tây. Ngôi chùa nằm ở vị trí đắc địa vô cùng huyền ảo với phong cảnh hữu tình với khung cảnh phía đối diện là dòng sông Hương tràn đầy thơ mộng.
Chính vậy, Chùa Thiên Mụ – nơi nằm trong danh sách những nơi du khách nhất định phải ghé thăm khi đặt chân đến cố đô Huế. Theo truyền thuyết và sách vở ghi lại, vị chúa đầu tiên của Đàng Trong – Nguyễn Hoàng chính là người đã có công trong việc xây dựng nên ngôi chùa này.
Dân gian truyền lại kể rằng vào năm 1601 với mong muốn mở rộng cơ nghiệp, giang sơn cho nhà Nguyễn sau này, chúa Nguyễn Hoàng đã cưỡi ngựa rong ruổi cùng binh đoàn dọc theo hai bên bờ sông. Tình cờ ông bắt gặp một ngọn đồi nhô lên phía bên trên dòng sông xanh thơ mộng tựa như hình ảnh một con rồng đang quay đầu lại.
Người dân địa phương xung quanh cho biết vào ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ với khuôn mặt hiền từ xuất hiện với một câu nói với ngụ ý rằng tại đây sẽ có một vị chúa tới lập một ngôi chùa để trấn an long mạch.
Khi nghe được câu chuyện, nhận thấy điều này hoàn toàn khớp với ý tưởng lớn của mình, chúa Nguyễn tức Nguyễn Hoàng vui mừng vội lập tức cho người xây dựng ngôi chùa trên đồi.
Tổng hợp các địa điểm đặc sắc ở chùa Thiên Mụ
Tuyệt tác chùa Thiên Mụ như một bức tranh hoài cổ đầy thi vị đem lại dấu ấn cho khách tham quan. Có rất nhiều những địa điểm đặc sắc, nổi bật về kiến trúc hùng vĩ cũng như phong cảnh hữu tình tại đây như: Điện Đại Hùng, tháp Phước Duyên, Điện Địa Tạng, cổng Tam Quan, khu mộ tháp cố hòa thượng Thích Đôn Hậu, vv…
Điện Đại Hùng một phần cấu trúc bên ngoài
Điện Đại Hùng nằm ngay chính điện của chùa Thiên Mụ và dành để thờ cúng Phật Di Lặc – vị thần vô tư vô lo mang đến niềm vui. Bên cạnh việc trưng bày tượng khắc họa Phật thì tại đây còn lưu giữ một bảo vật là bức đại tự có niên đại từ năm 1974 và một chiếc chuông có hình nhật nguyệt được làm bằng đồng vô cùng tinh xảo.
Tượng Phật Di Lặc được khắc họa với dáng vẻ vô cùng hiền từ, đôi tai to để nghe nỗi thống khổ của dân chúng và một chiếc bụng lớn bao dung chúng sinh và một nụ cười nhân hậu với thế gian. Công trình kiến trúc nguy nga này được xây dựng bằng xi măng đặc và được sơn màu gỗ tạo cảm giác gần gũi, ấm áp cho khách tham quan.
Tháp Phước Duyên – Ngọn tháp đẹp nhất
Tháp Phước Duyên là địa điểm nổi bật không thể bỏ qua dành cho du khách khi đến chùa. Tháp được xây dựng ngay phía sau khu vực cổng chào nhưng nó được ví như “trái tim” của chùa. Năm 1844, vua Thiệu Trị đã sai người xây dựng nên tòa tháp và có tên ban đầu là Từ Nhân Tháp rồi sau này mới đổi tên như hiện tại.
Các nguyên liệu để xây dựng tháp như: đá thanh, đất sét, gốm bát tràng đều phải được chuyển từ đàng ngoài vào. Riêng phần thân của tháp thì được xây bằng phần bó vỉa xây từ đá thanh và gạch mộc.
Tất cả tạo nên một khối tháp cao 21m gồm 7 tầng với hình bát giác, càng lên cao càng nhỏ. Theo thời gian, giá trị của tháp ngày càng được tô đậm sắc nét hơn với lối kiến trúc đặc biệt mang chất cố đô Huế. Tháp Phước Duyên đã trở thành một biểu tượng nổi tiếng mỗi khi nhắc tới chùa.
Điện Địa Tạng
Điện Địa Tạng nằm ngay phía sau điện Đại Hùng với khoảng sân rộng trồng nhiều loại cây cảnh khác nhau ngăn cách chính giữa. Ban đầu từ năm 1907, điện được xây dựng với mục đích thờ Quan Công. Do ảnh hưởng của Phật Giáo Trung Hoa nên đây là điều rất phổ biến thời xưa trong các ngôi chùa.
Cho đến thời điểm hiện tại, các ngôi chùa lớn ở Huế vẫn thờ Quan Công vì người dân cho rằng sau khi mất Quan Công rất linh thiêng, biết tương lai, âm dương tốt xấu ra sao.
Cổng Tam Quan
Cổng Tam Quan nằm ngay phía sau tháp Phước Duyên và là lối đi chính của chùa. Đúng như tên gọi, cổng có ba lối đi dành cho nhân, quỷ và thần. Cổng có thiết kế gồm 2 tầng và 8 mái với tầng hai ở cổng giữa dùng để thờ Phật.
Theo một số hình ảnh thời xưa và sử sách có ghi chép lại, trên tầng hai của cổng tam quan có một bức tranh vẽ một con rồng lớn đang ngự trị trên bầu trời có nhiều đám mây với những họa tiết vô cùng độc đáo và bắt mắt đầy khác biệt.
Phần mái của cổng Tam Quan được lợp ngói và phần vách được xây bằng gạch. Mỗi vách và hai bên lối đi của cổng đều có đặt một bức tượng Hộ Pháp để trấn giữ. Tuy nhiên sau khi thời kỳ phong kiến 1945 kết thúc, bức tranh rồng ở tầng 2 của cổng đã bị quét vôi che lại nhưng không một ai biết lý do đằng sau là gì.
Khu mộ tháp dành cho cố hòa thượng Thích Đôn Hậu nước ta
Hòa thượng Thích Đôn Hậu là vị trụ trì nổi tiếng nhất trong chùa. Cả cuộc đời của ông đều dành để cống hiến cho việc phát triển nền Phật Giáo Việt Nam. Bên cạnh đó, ông còn được người dân yêu mến và kính trọng bởi hành động giúp đỡ người gặp khó khăn và rất nhiều những hoạt động công ích mà ông đã tham gia giúp sức.
Khi ông về nơi suối hồng, để bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến ông, người dân địa phương và cai quản chùa đã chôn cất ông ngay bên dưới tháp nằm ở cuối khuôn viên của chùa.
Hướng dẫn cách di chuyển tới chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ nằm cách trung tâm thành phố Huế chỉ 5km về phía Tây nên việc di chuyển rất thuận lợi dành cho du khách đến tham quan. Có rất nhiều phương tiện có thể lựa chọn để đi như: xe máy, xe đạp, xe hơi, xe xích lô,vv…
Đặc biệt, du khách có thể đi bằng tàu trên sông Hương để thưởng thức vẻ đẹp mơ mộng của sông Hương đồng thời được ngắm nhìn vẻ đẹp nguy nga của chùa Thiên Mụ từ xa một cách trọn vẹn, hoàn hảo nhất.
Nếu chọn cách di chuyển đường bộ thì từ kinh thành Huế, du khách đi vào đường Đặng Thái Thân rồi rẽ trái vào đường Yết Kiêu , sau đó đi thêm một đoạn và rẽ trái vào đường Lê Duẩn. Cứ tiếp tục di chuyển đến khi gặp vòng xuyến chỉ cần rẽ phải vào đường Kim Long và đi thêm 2km nữa là đến chùa.
Nếu chọn đi tàu trên sông Hương thì du khách sẽ bắt đầu khởi hành tại cầu Tràng Tiền rồi đi qua các địa điểm tham quan khác và cuối cùng dừng chân tại chùa trong 2 tiếng đồng hồ.
Lưu ý cần chú trọng khi tham quan chùa
Giống như bao ngôi chùa linh thiêng khác, chùa Thiên Mụ có rất nhiều truyền thuyết và sự bí ẩn của ngôi chùa mà các du khách cần lưu ý cẩn trọng khi chọn nơi đây để tham quan. Dân gian kể rằng thời xa xưa có một đôi nam nữ yêu nhau vô cùng mặn nồng nhưng lại bị gia đình hai bên ngăn cấm không tác thành.
Cuối cùng, họ đã chọn kết cục bi thảm là cùng nhau gieo mình tự vẫn ngay tại bến thuyền trước chùa nhưng chỉ có chàng trai là mất mạng còn cô gái được người dân cứu sống và bị ép gả cưới cho người mình không yêu. Vì nỗi uất hận phải trải qua mà chàng trai không thể siêu thoát được và linh hồn nhập vào chùa.
Cũng bởi lẽ đó nên đã từ lâu mọi người đều đã truyền miệng những cặp đôi yêu nhau khi đến chùa Thiên Mụ đều sẽ phải chia tay khi trở về và những đôi nam nữ không yêu nhau thật lòng hay làm những chuyện không phải tại chùa nhất định sẽ gặp chuyện rủi đến tình duyên và cuộc sống sau này.
Ngoài ra, du khách cũng phải lựa chọn những trang phục phù hợp khi đến thăm chùa, đi nhẹ nói khẽ nơi tôn nghiêm, không gây mất trật tự và có những phát ngôn tục tĩu thiếu tôn trọng nơi thờ cúng linh thiêng này.
Khoảng thời gian đẹp nhất để thăm chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ mở cửa chào đón các du khách đến tham quan cả ngày nên có thể thoải mái tham quan mà không bị giới hạn thời gian. Nếu muốn tận hưởng khung cảnh đẹp để chụp ảnh và không gian yên tĩnh, ít đông đúc thì khách tham quan nên đến vào khung giờ 6h00 – 8h00 là hợp lý nhất.
Nếu muốn thưởng thức cảnh hoàng hôn êm đềm đầy thơ mộng trên dòng sông Hương và hình ảnh của ngôi chùa lúc chiều tà thì khung giờ từ 17h00 đến 18h00 là đẹp nhất.
Đến hiện tại, ngôi chùa đã được trùng tu nhiều lần bởi sự bào mòn của thời gian và một số lối kiến trúc đã được thay đổi để đảm bảo sự vững chắc của ngôi chùa. Tuy nhiên, ngôi chùa vẫn giữ được nét đậm sắc văn hóa nghệ thuật cố đô.
Nếu đã đặt chân đến khám phá vùng đất cố đô Huế mà không đến chùa Thiên Mụ thì quả là một thiếu sót. Với lối kiến trúc cổ kính có niên đại hàng trăm năm, ngôi chùa luôn là điểm đến hút khách, gây nhớ thương cho những du khách tham quan trong và ngoài nước.
Kết luận
Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa cổ kính lưu giữ những nét văn hóa, kiến trúc độc đáo của thời xưa mang đậm dấu ấn kinh thành Huế. Những giá trị mà nó đem lại cho con người là vĩnh cửu, không bao giờ mất đi và vẹn nguyên theo thời gian. Vì lẽ đó, ngôi chùa được ví như “linh hồn” của vùng đất xứ Huế mộng mơ này.