Cũng như những ngôi chùa khác, Chùa Ngọc Hoàng được nhiều tín đồ Phật giáo và người dân tới để lễ Phật, cầu an và làm việc công đức. Bên cạnh đó Chùa Ngọc Hoàng còn thu hút lượng lớn du khách tới lễ Phật và thăm quan bởi sở hữu lối kiến trúc độc đáo. Đặt biệt chùa trong lịch sử Chùa Ngọc Hoàng được nhiều người nhắc tới và lưu truyền về sự linh thiêng trong cầu tự và cầu duyên. Câu chuyện “Chùa Ngọc Hoàng – bí ẩn sự linh thiêng giữa thành phố Sài Gòn” cụ thể như thế nào thì chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Lịch sử Chùa Ngọc Hoàng
Chùa Ngọc Hoàng do một người tên Lưu Minh, có pháp danh là Đạo Nguyên, người Quảng Đông- Trung Quốc khởi xướng xây dựng. Chùa Ngọc Hoàng được xây dựng vào khoảng đầu thế kỉ 20 theo kiểu kiến trúc Trung Hoa. Ban đầu Chùa Ngọc Hoàng là một ngôi điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế và được đặt tên là Ngọc Hoàng điện.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Kinh nghiệm đi chùa Ngọc Hoàng bạn không nên bỏ qua
- Cầu khấn chùa Ngọc Hoàng với nhiều điều linh nghiệm
- Cắt duyên âm ở chùa Ngọc Hoàng có hiệu quả không?
Khi mới thành lập Chùa Ngọc Hoàng là ngôi chùa theo đạo Minh Sư (là một đạo phát triển mạnh ở Trung Quốc thời bấy giờ). Đạo này thuộc một tổ chức của người Trung Quốc “bài Mãn phục Minh”. Bị triều đình Mãn Thanh đàn áp và bị truy bức gắt gao nên một số tín đồ Minh Sư phải trốn ra nước ngoài. Vào khoảng thời vua Tự Đức thì đạo Minh Sư được truyền vào Việt Nam. Theo học giả Vương Hồng Sển: Lưu Minh là người ăn chay ròng, giữ đạo Minh Sư, lập chí quyết lật đổ nhà Mãn Thanh nên xuất tiền xây dựng chùa vừa để thờ phượng vừa để làm nơi hội kín.
Đạo Minh Sư đề cao thuyết Di Lặc cứu thế. Giáo lý của đạo Minh Sư bắt nguồn từ tông phái Phật đường. Một tông giáo thờ Phật tại gia xuất hiện thời nhà Đường. Tông phái Phật đường được tách ra từ một chi phái của Thiền Tông và dung nạp thêm Đạo Giáo và Nho Giáo.
Lịch sử Chùa Ngọc Hoàng Tới năm 1982, chùa được giao cho hòa thượng Thích Vĩnh Khương người Việt Nam tiếp quản. Kể từ đó chùa Ngọc Hoàng thuộc sự quản lý của giáo hội Phật Giáo Việt Nam.
Năm 1984 chùa Ngọc Hoàng được đổi tên thành Phước Hải tự. Xong người dân vẫn quen gọi là chùa Ngọc Hoàng bởi khu chánh điện là nơi thờ Ngọc Hoàng theo tín ngưỡng người Hoa.
Lối kiến trúc độc đáo chùa Ngọc Hoàng
Chùa Ngọc Hoàng nằm giữa một không gian rộng rãi với diện tích khoảng 2.300 m2 tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Quanh chùa có nhiều chim muông , cây cối mát mắt cùng với các cảnh quan nhân tạo như hồ nuôi rùa, nuôi cá. Cảnh quan thiên nhiên kết hợp với sự trang nghiêm, linh thiêng nơi cửa Phật tạo cảm giác an lành, tĩnh lặng cho những người tới với nơi đây.
Trong chiều dài lịch sử Chùa Ngọc Hoàng, đây là một ngôi chùa cổ làm theo kiểu đền chùa Trung Hoa với mô típ trang trí rực rỡ. Theo dòng lịch sử, chùa Ngọc Hoàng khoác lên mình vẻ đẹp trầm mặc nhuốm màu thời gian.
Chùa Ngọc Hoàng được xây bằng gạch, mái lợp ngói âm dương. Bờ nóc và các góc mái chùa được trang trí bằng nhiều tượng gốm màu. Các linh vật trang trí được chạm khắc tỉ mỉ, tinh xảo và rất sống động, chân thực. Hiện tại ở chùa Ngọc Hoàng còn đang lưu giữ nhiều tác phẩm nghệ thuật cổ đặc sắc như: Tranh thờ, tượng thờ, bao lam, hương án, hoành phi, câu đối… Các tác phẩm này được làm từ các chất liệu: Gỗ, gốm, giấy bồi.
Chùa Ngọc Hoàng có lịch sử hơn trăn năm và đã trải qua bốn lần trùng tu nhưng vẫn giữ được kiến trúc cổ xưa. Và vì vốn là chùa của người Hoa nên kiến trúc chùa Ngọc Hoàng vẫn mang đậm nét Trung Hoa. Chùa Ngọc Hoàng được công nhận là công trình kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1994.
Phối cảnh thờ tự của chùa Ngọc Hoàng
Nhìn từ ngoài vào, trước tiên là cổng tam quan, trên nóc cổng gắn tượng hai con rồng uốn lượn hình sóng nước, theo mô típ lưỡng long tranh châu. Tiếp đó là khuôn viên chùa nối liền cổng tam quan vào bái đường. Trong khuôn viên có ngôi miếu nhỏ thờ thần Hộ Pháp, trên nóc miếu có trang trí hình lân ngậm ngọc. Ở giữa sân chùa rộng là một bể cá đủ loại, bên phải là bể rùa. Bể nào cũng đầy ắp cá, rùa do những người đến khấn nguyện thả vào.
Có thể bạn quan tâm:
- Chùa Linh Phước – Thông tin thăm quan chuẩn xác nhất
- Chùa Phật Tích – Ngôi chùa cổ kính linh thiêng ở Bắc Ninh
Trong suốt thời kỳ lịch sử Chùa Ngọc Hoàng, toàn bộ kiến trúc thờ tự của chùa Ngọc Hoàng được chia làm ba gian. Mỗi gian đều mang một lối kiến trúc độc đáo mang đậm nét cổ xưa.
Gian giữa: Đây là gian lớn nhất gồm tiền điện, trung điện và chánh điện. Tiền điện, bên trái thờ thần Thổ Địa, bên phải thờ thần Môn Quan. Trung điện thờ Phật Dược Sư, hai bên là tượng Thanh Long Đại Tướng và Phục Hổ Đại Tướng. Chánh điện thờ tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế có thiên binh thiên tướng đứng hầu. Bên trái thờ Huyền Thiên Bắc Đế, bên phải là cung Thủy Nguyệt thờ Phật Chuẩn Đề.
Gian bên trái : Gian này gồm ba điện thờ. Điện thứ nhất thờ nhị vị Song Án, Mã tướng quân, Thành Hoàng Lỗ Ban và Thái Tuế. Điện thứ hai thờ Thiệp Điện Diêm Vương với 10 bức chạm gỗ tái hiện 10 cửa địa ngục, đặt mỗi bên 5 bức. Điện thứ ba thờ Ông Tơ Bà Nguyệt, Kim Hoa Thánh Mẫu, 12 bà mụ, 13 đức thầy.
Gian bên phải: Gian này gồm nhà nghỉ và điện thờ Phật Bà cùng bài vị những người quá vãn. Trong điện thờ Phật bà có cầu thang gỗ dẫn lên điện Quan Âm.
Lịch sử Chùa Ngọc Hoàng gắn liền với nét kiến trúc và nhiều sự tích linh thiên, mong rằng những thông tin trên đã mang tới cho các bạn nhiều điều mới lạ và thú vị nhé.